YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
Vui lòng điền thông tin yêu cầu công nghệ để được tư vấn miễn phí

KẾT QUẢ TÌM KIẾM Hướng dẫn

Tìm thấy 229 kết quả.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh Oneway Bio Organic Tìm kiếm đối tác

    Công nghệ vượt trội nhập ngoại từ tập đoàn Bioway Organic - USA sử dụng máy lên men cao nhiệt A-T tốc độ cao (gọi tắt là AT-12h) có thể xử lý tất cả rác thải hữu cơ từ phân gia cầm, gia súc, xác động vật nguyên cá thể hoặc từng bộ phận đến chất thải hải sản, các loại rau quả và thực vật phân giải…
    Mọi loại chất thải hữu cơ đều được phân hủy và chuyển hóa thành phân bón hữu cơ trong vòng 12 giờ trên một dây chuyền duy nhất. Bí mật công nghệ nằm ở một giống vi khuẩn lên men cao nhiệt chịu được nhiệt độ cao lên đến 180°C tên là A–T enzyme, đây là loại vi khuẩn có nguồn gốc tại vùng núi lửa dưới đại dương. Tận dụng điều kiện phản ứng cao nhiệt trong lò trên 100°C nhằm tiêu diệt virus và vi sinh vật có hại trong tất cả nguyên liệu từ chất thải hữu cơ, đồng thời các chủng vi sinh được chọn lọc sẽ sinh trưởng rất mạnh theo cấp số nhân, vừa tạo ra một lượng lớn vi sinh có lợi với 24 chủng khác nhau có trong phân, vừa phân giải nguyên liệu đầu vào tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng hoàn hảo.
    Sau quy trình ủ lên men cao nhiệt AT-12h, khi bón phân vào đất, vi sinh có lợi tiếp tục phát triển và giúp phân hủy nhanh các bã xác động thực vật có sẵn trong đất, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, đồng thời giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Đây là công nghệ thuộc quyền sở hữu của ông Yang Kuo – Hua, nhà sáng chế công nghệ kiêm chủ tịch Bioway Organic - USA. Cho đến nay, bản quyền này được công nhận là công nghệ ủ phân dạng kín lên men siêu tốc nhanh nhất và duy nhất trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nước sử dụng công nghệ này bao gồm: USA, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, USA, và Việt Nam.
    Thành phần định lượng (w/w):
    Hữu cơ: 61.4%; Humic Acid: 4,46%; Fulvic: 12,3%; N: 2,71%; P2O5: 2,51%; K2O: 1,74%; Vi sinh vật cố định Nitơ: 2,2x10^6; Vi sinh vật phân giải photpho khó tan: 1,3x10^6; Vi sinh vật phân giải xenlulo: 5.3x10^6
  • PHÂN BÓN NEEM Tìm kiếm đối tác

    -        Phân bón hữu cơ AZA Hóa Sinh, tên thông thường “Phân bón neem” được điều chế từ bánh neem tức phần còn lại sau khi chiết xuất dầu và các hoạt chất trong hạt cây neem Azadirachta indica A. Juss họ Xoan (Meliaceae).

    -        Phân bón neem được Viện Công nghệ Hóa Sinh ứng dụng nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

    Địa chỉ liên hệ: 55D Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

    ĐT: 0906623939; (028) 38354421

    -        Thành phần định lượng phân bón neem

    Thành phần định lượng (w/w)                                              Tỷ lệ

    ·        Ẩm độ (%)                                                                 : 28 – 30

    ·        Hàm lượng chất hữu cơ (%)                                    : 26 – 28

    ·        Tỷ lệ C/N                                                                   : 10 – 12

    ·        Hàm lượng azadirachtin limonoid (mg/kg)          : 150 – 200

    ·        Hàm lượng S (%)                                                      : 1,62 – 1,65

    Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

    -        Phân bón neem được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, ở nhiệt độ dưới 30oC, chứa trong các loại bao bì cản quang và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Hạn sử dụng là 18 tháng.

    -        Phân bón neem ngoài việc cung cấp chất hữu cơ và dưỡng liệu cho đất và cây trồng, loại phân này còn chứa một lượng đáng kể hoạt chất azadirachtin limonoid nên còn có tác dụng diệt kiến mối, các mầm bệnh và nhất là các loại tuyến trùng trong đất, một loại sâu bệnh rất khó phòng trừ.

    -        Sản xuất tại Việt Nam

  • Nhựa phân huỷ sinh học có nguồn gốc từ rác thải hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường Tìm kiếm đối tác

    Buyo mới thành lập năm 2022, hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề rác thải nhựa toàn cầu. Công ty sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để biến rác hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp như bã hèm, bã mía… thành một loại vật liệu mới thay thế nhựa, có nguồn gốc 100% hữu cơ, có thể phân hủy trong vòng 1 năm thay vì 500 năm như nhựa thông thường, an toàn cho môi trường và sức khỏe nhưng vẫn đáp ứng được các tính năng của nhựa với giá cả hợp lý.
     
    Sản phẩm của Buyo được tạo ra từ công nghệ mới, sử dụng biowaste (rác thải hữu cơ) làm nguyên liệu đầu vào, tạo ra nhựa phân hủy sinh học mà không có các hạn chế như các sản phẩm trước đây. Sản phẩm hoàn toàn có nguồn gốc hữu cơ, không trộn lẫn với nhựa hóa học hay nhựa dầu mỏ, và không chứa vi nhựa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm của Buyo có thể phân hủy sinh học hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, không cần thiêu đốt, chỉ cần chôn lấp trong đất, và sẽ phân hủy hoàn toàn sau khoảng một năm. Điều này giúp giảm thiểu khí nhà kính từ việc giảm rác thải hữu cơ thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, Buyo cũng chú trọng sử dụng năng lượng tái tạo và tái sử dụng nước.
     
    Trong phòng lab, việc tạo ra sản phẩm rất dễ dàng, nhưng khi áp dụng vào sản xuất công nghiệp thì lại là câu chuyện khác. Sau nhiều quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng, chúng tôi nhận ra rác thải hữu cơ là nguồn nguyên liệu thích hợp, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo cung cấp số lượng ổn định, chất lượng đồng nhất. Và quan trọng là nguồn rác hữu cơ thu được là nguồn đơn, không cần phải phân loại, không lẫn tạp chất. Điều này giúp quy trình sản xuất được chuẩn hóa và giảm chi phí. 
     
    Theo kế hoạch, Buyo tiếp tục gọi vốn và chuẩn bị các bước để đến năm 2024 sẽ khởi công xây nhà máy tại TP.HCM, nâng công suất sản xuất lên 100 tấn/tháng. "TP.HCM với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước và là cái nôi của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, rất thuận lợi cho các startup phát triển cả trong lĩnh vực nghiên cứu lẫn thương mại. Tại TP.HCM, startup sẽ tìm được toàn bộ đối tác trong chuỗi cung ứng..." 
  • Nghiên cứu quy trình xử lý phân ruối lính đen (Hermetia illucens) thành phân hữu cơ sinh học phục vụ canh tác nông nghiệp Tìm kiếm đối tác

    I. Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen
     
     
    - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
    + Chế phẩm xạ khuẩn Streptomyces spp trong môi trường Gause 1 và vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường nước chiết thịt (TP).
    + Phân ruồi lính đen và than sinh học và một số phụ gia khác.
    + Cân định lượng, máy đảo trộn và kho bải nhà xưởng.
    - Bước 2: Xây dựng quy trình phối trộn
    Xác định công thức phối trộn nguyên liệu: 68% phân ruồi + 30% than sinh học + chế phẩm vi sinh + 2% phụ gia.
    - Bước 3: Tất cả các nguyên liệu trên được định lượng và đưa vào burker để đảo trộn. Kiểm tra độ ẩm đạt 50% của hỗn hợp nguyên liệu.
    - Bước 4: Thực hiện lên men trong phương pháp ủ bán hiếu khí phân ruồi lính đen với than sinh học và vi sinh vật phân giải hữu cơ. Kiểm tra định kỳ độ ẩm, nhiệt độ và thực hiện đảo trộn nguyên liệu (đinh kỳ 7 ngày 1 lần).
    - Bước 5: Thu hồi sản phẩm sau lên men đưa qua hệ thống sấy khô để phân đật độ ẩm theo tiêu chuẩn là 25%.
    - Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của phân bón hữu cơ sinh học dựa trên Nghị định 84/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về phân bón và Theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.
     
    * Xác định chất lượng sản phẩm
    - Kết thúc quá trình lên men trong vòng 21 ngày toàn bộ các nghiệm thức thí nghiệm được đưa đến Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam để đánh giá chất lượng của phân hữu có sinh học sau xử lý ủ hoai: Dựa vào Nghị định 84/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về phân bón hữu cơ sinh học.
    + Phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân: pHKCl, OM (%), axit humi (%), axit fuvic (%), N (%), P2O (%), K2O (%), tỉ lệ C/N.
    + Phân tích các chỉ tiêu kim loại năng: Pb, Cd, As và Hg
    + Phân tích các chỉ tiêu ví sinh vật có hại: Salmonella và E.coli
    + Phân tích các chỉ tiêu ví sinh vật có lợi: Streptomyces spp và vi khuẩn Bacillus subtilis
     
    * Kết quả
    Kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ sinh học dựa trên Nghị định 84/2020 ND-CP của Chính phủ về quả lý phân bón, cho thấy nghiệm thức 3 đã đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học: pH: 7,23; MO: 57,07; Nts: 2,46; Axit humic: 3,79; axit fulvic: 3,55; K2Ots: 6,94; P2O5ts: 5,34 và tỉ lệ C/N: 11,74. Về các chỉ tiêu kim loại nặng (Cd, Pb, As và Hg) không phát hiện. Về các tỉ tiêu vi sinh vật gây hại (salmonella và E.coli) là không phát hiện. Về các vi sinh vật hữu ích (Streptomyces spp và Bacillus subtilis) đều ở mức cao đạt từ 108 cfu/g trở lên.
     
    II. Hiệu quả khoa học và kinh tế của phân ruồi lính đen trong canh tác nông nghiệp
    1. Hiệu quả của cải thiện độ pH đất và độ ẩm đất xám bạc màu
     

    14 ngày

    Thí nghiệm 1

    Thí nghiệm 2

    Thí nghiệm 3

    Nghiệm thức

    pH KCl

    Độ ẩm

    pH KCl

    Độ ẩm

    pH KCl

    Độ ẩm

    NT1

    3,88

    8,58

    3,92

    7,26

    3,86

    7,00

    NT2

    5,50

    19,59

    5,12

    17,42

    5,56

    18,69

    NT3

    6,40

    18,04

    6,12

    22,71

    6,76

    22,29

    NT4

    6,22

    20,32

    6,05

    23,04

    7,35

    24,27

    NT5

    6,80

    23,27

    6,26

    20,11

    7,19

    24,12

    LSD0,05

    0,52

    2,28

    1,16

    1,83

    0,50

    1,30

    CV (%)

    4,8

    6,6

    11,2

    5,8

    4,3

    3,6

    Ảnh hưởng của phân ruồi lính đen, phân trùn quế và phân gà xử lý đến pH và khả năng giữ ẩm của đất xám trong 14 ngày 
     
    - Ở thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH được cải thiện tốt nhất ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH đất được cải thiện cao nhất ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân hữu cơ trùn quế; Ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH đất được cải thiện cao nhất ở NT4 (với mức bón 6.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân ruồi lính đen. Qua đây cho thấy pH đất tăng lên theo liều lượng phân hữu cơ bón vào trong đất, điều này chứng tỏ phân hữu cơ có khả năng cải tạo pH đất đặt biệt là phân ruồi lính đen được xử lý hoai với than sinh học từ vỏ trấu lúa.
     
    - So sánh mức độ cải thiện pH ở đất xám của 3 loại phân bón hữu cơ (ở thí nghiệm 1 phân gà xử lý; ở thí nghiệm 2 phân trùn quế và ở thí nghiệm 3 phân ruồi): Qua hình 1 cho thấy ở NT1 không bón phân hữu cơ thì độ pH của 3 thí nghiệm hầu như không có sự khác biệt và ở mức rất chua. Ở NT2 (mức bón 2.000 kg/ha) pH đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi linh đen, tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT3 (với mức bón 4.000 kg/ha) pH đất cũng được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi linh đen, tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT4 (với mức bón 6.000 kg/ha) pH đất được cải thiện cao hơn hẵn ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) pH đất cũng được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế.
     
     
     
     
     
    So sánh ảnh hưởng của phân ruồi lính đen, phân trùn quế và phân gà xử lý đến pH và độ ẩm của đất xám 
     
    Như vậy, phân hữu cơ được sản xuất từ phân ruồi lính đen có kết hợp với than sinh học từ vỏ trấu trong quy trình sản xuất đã có tác dụng cải thiện pH đất xám cao hơn phân gà xử lý và phân trùn quế. Với mức bón 6.000 kg phân ruồi lính đen/ha đã có tác động cải thiện pH đất xám cao hơn nhất so với các mức bón còn lại.
     
    - Xét ảnh hưởng của việc bón phân gà xử lý, phân trùn quế và phân ruồi lính đen đến độ giữ ẩm của đất xám: Ở thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý: bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT5 (bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT4 (bón 6.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT4 (bón 6.000 kg/ha), tiếp đến là NT5 (bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ.
     
    - So sánh ảnh hưởng của 3 loại phân hữu cơ (phân gà xử lý, phân trùn quế và phân ruồi lính đen) đến việc cải thiện độ ẩm của đất xám. Qua hình 1 cho thấy: Ở NT1 của cả 3 thí nghiệm không có bón phân hữu cơ là không có sự khác biệt và độ ẩm đất sau 14 ngày phơi nắng không tưới nước là rất thấp. Ở NT2 bón 2.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý) và thấp nhất ở thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế). Ở NT3 bón 4.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện là thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế) và thấp nhất ở thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý). Ở NT4 bón 6.000 kg/ha, độ ẩm đất cao nhất là thí nghiệm 3 (bón phân ruồi lính đen) và thấp nhất là thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý). Ở TN6 bón 8.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 (bón phân ruồi lính đen) và thấp nhất ở thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế). Như vậy, trong 3 loại phân thử nghiệm trên thì phân ruồi lính đen và phân gà xử lý có khả năng giữ ẩm cho đất tốt hơn phân trùn quế, trong đó đặt biệt là phần ruồi.
  • Công nghệ xử lý phế phẩm da thuộc bò làm thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen, bổ sung thức ăn chăn nuôi thủy hải sản và phân bón sinh học Tìm kiếm đối tác

     
     
    Diễn giải quy trình
    - Da bò đầu tiên được cắt nhỏ thành kích thước khoảng 1-2 cm, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ cát bụi và một số chất dơ khác bám trên bề mặt.
    - Kế đến đem ngâm trong bồn dung dịch hóa chất 1 kết hợp với siêu âm và nhiệt độ để phá vỡ liên kết của crom với da bò giúp cho crom ở trạng thái tự do
    - Sau đó da bò được vắt khô và ngâm vào bồn dung dịch hóa chất 2 kết hợp với khuấy để hòa tan crom ở trạng thái tự do hòa tan hoàn toàn vào trong dung dịch
    - Sau khi crom đã hòa tan hoàn toàn vào dung dịch, đem lọc thu được da bò đã loại bỏ gần như không còn crom rồi đem rửa sạch ta sẽ thu được da bò nguyên chất không còn crom
     
      
     
    Da bò này đươc ngâm vào dung dịch 3 kết hợp với gia nhiệt khuấy trộn để gelatin hóa da bò làm cho nó trương nở và mềm, sau đó đem lọc và rửa sạch rồi đem trộn với hệ vi sinh và đem ủ để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các đơn chất và tạo mủi thơm giúp cho gia súc hoặc ấu trùng dễ dàng chuyển hóa hoàn toàn thức ăn này
    Lưu ý
    - Dung dịch hóa chất 1 và 3 được sử dụng lại
    - Dung dịch hóa chất 2 có chứa crom phải đem đi xử lý kết tủa crom lọc loại bỏ crom mới thải ra ngoài
     
    Thành phần hóa học của da bò 
     
     
     
    Da động vật bao gồm 60–65% nước, 30–32% protein, khoảng 10% chất béo và 0,5–1% chất khoáng.
     
    Bảng phân tích
     
     
    Bảng phân tích hiệu quả đầu tư
     
     
    Bảng chiết tính một số thiết bị chính sản xuất
     
     
    Dự kiến tiến độ thực hiện
     
     
    Phương án chuyển giao công nghệ
    Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao không kèm theo máy móc thiết bị.
    Giá trị:
    30% tổng giá trị đầu tư dự án
    - Đầu tư theo các phương án: 50%, 60%, 70% tổng giá trị công nghệ
     
    Phương thức thanh toán và bảo hành
    Phương thức thanh toán:
    Đợt 1: Bên mua ứng trước cho bên Bán (50%) giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng.
    Đợt 2: Bên mua ứng tiếp cho bên bán (30%) giá trị hợp đồng khi bên mua nghiệm thu sơ bộ thiết bị đã chế tạo xong tại xưởng bên bán.
    Đợt 3: Bên mua thanh toán tiếp cho bên bán (15%) giá trị hợp đồng khi bên bán lắp đặt xong thiết bị tại xưởng bên mua.
    Đợt 4: Thanh toán hết 5% còn lại sau khi hết thời hạn bảo hành 12 tháng.
    Chế độ bảo hành: 12 tháng kể từ ngày lắp đặt xong thiết bị
     
      
     
     
  • Xây dựng cơ sở xử lý, tái chế, tái sử dụng 95% chất thải rắn sinh hoạt chưa qua phân loại. Tìm kiếm đối tác

    Mục tiêu tổng quát: Xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt chưa qua phân loại nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời tái sử dụng khoảng 95% chất thải, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp dưới 5%.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Xử lý chất thải rắn hữu cơ có khả năng phân giải sinh học, sản xuất ra phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao phục vụ ngành nông nghiệp hữu cơ bền vững trong nước.
    - Tái chế các loại nhựa dẻo, các loại cao su trong chất thải rắn thành nhựa tái sinh dùng để sản xuất các vật dụng composite dùng trong xây dựng và gia dụng.
    - Tái sử dụng các loại rác xà bần, phế liệu xây dựng trong rác thải thành gạch block không nung dùng trong xây dựng.
    - Tái sử dụng các vật liệu lon hộp kim loại, chai thủy tinh, nhựa cứng… giao cho các cơ sở chế biến kim loại thủy tinh.
    Quy mô dự án:
    - Giai đoạn 1: Công suất xử lý 200 tấn/ngày rác thải sinh hoạt, trong đó trên 95% được tái chế tái sử dụng, sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, hạt nhựa nhẻo tái sinh và bột nghiền xà bần đã loại tạp chất.
    - Giai đoạn 2, thực hiện 1 năm sau khi triển khai giai đoạn 1: Công suất xử lý 200 tấn/ngày rác thải sinh hoạt, trong đó trên 95% được tái chế tái sử dụng, sản xuất ra ngoài phân hữu cơ vi sinh còn có ván ép nhựa composite, gạch block không nung và tái sử dụng lại tất cả các vật dụng kim loại, thủy tinh, nhựa cứng.
  • Nền tảng truy xuất nguồn gốc 4.0 cho nông nghiệp hữu cơ Tìm kiếm đối tác

    Thực phẩm bẩn gây ngộ độc thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng… đã và đang là vấn đề nhức nhối của thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Niềm tin của người tiêu dùng ngày càng bị suy giảm bởi hàng năm có hàng trăm ngàn người bị mắc các bệnh ung thư mà phần lớn là do ăn uống.

    Trước nỗi đau của xã hội kéo dài, Công ty cổ phần Công nghệ và Số hóa toàn cầu đã triển khai nghiên cứu xây dựng nền tảng Truy xuất nguồn gốc 4.0 cho nông nghiệp hữu cơ (Traceability Platform 4.0 for Agri – Organic). VN Check với 02 nhóm sản phẩm chính bao gồm: Tem chống hàng giả phục vụ nhu cầu trong nước và Tem truy xuất nguồn gốc phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

    Với đội ngũ sáng lập viên hàng đầu trong lĩnh vực Organic, Thương mại điện tử và phát triển công nghệ mới như: Big Data, Ai và Blockchain… đã mang lại cho chúng tôi một quy trình truy xuất đầy đủ phù hợp ứng dụng tiêu chuẩn Organic của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Liên minh Châu Âu (EU Organic) từ các khâu giống, quá trình chăm sóc cho đến tay người tiêu dùng. Quy trình vận hành của hệ thống bao gồm việc tích hợp IoT với thiết bị phần cứng cho từng giai đoạn, tích hợp với các hệ thống GS1 đã được chuẩn hóa toàn cầu. Quy trình hoạt động đảm bảo mang tính khách quan, minh bạch với công nghệ Blockchain.

    Với hệ thống này, chúng tôi tin tưởng sẽ giải quyết được những vấn đề mà các đơn vị sản xuất thực phẩm, nông sản sạch, có thương hiệu đã và đang còn nhiều vướng mắc. Giải quyết những vấn đề đang là nỗi đau của xã hội, chữa lành niềm tin đối với người tiêu dùng.

    Thay mặt cho anh chị em trong Ban điều hành, Ban cố vấn, Ban tư vấn dự án cùng toàn thể anh chị em đã và đang đóng góp xây dựng dự án VN Check. Xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe tới quý vị đối tác và khách hàng.

  • Phân bón sinh học Sofa Nutri Super 500 ml Tìm kiếm đối tác

    Công ty CP Nông nghiệp Hữu cơ Bền vững SOFA hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó Chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học là chủ đạo, là định hướng cho thương hiệu của SOFa. Hiện nay, nền nông nghiệp hữu cơ đang phát triển như vũ bão. Chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học là cốt lõi, nền tảng của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Bên cạnh đó, môi trường sống của con người đang ngày càng ô nhiễm. Xử lý môi trường bằng chế phẩm vi sinh là biện pháp vô cùng tối ưu nhất để cân bằng cho hệ sinh thái và môi trường sống của loài người.
     
    Phân bón sinh học Sofa Nutri Super 500 ml
    1. Thành phần
    Đạm tổng số (Nts): 8%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%;
    [related_posts_by_tax title=""]
    Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%; Axit humic (C): 1,5%;
    Mangan (Mn): 500ppm; Kẽm (Zn): 500 ppm;
    Đồng (Cu): 500 ppm; Bo (B): 200 ppm;
    pHH2O:5,5; Tỷ trọng: 1,15.
     
    2. Công dụng
    - Lưu dẫn và hấp thụ dinh dưỡng cực mạnh.
    -  Xanh lá, cứng cây, bật chồi, khỏe nhánh.
    -  Tăng ra hoa, đậu quả, dưỡng trái.
     
    3. Hướng dẫn sử dụng
    Pha 25-50 ml cho 20 lít nước phun hoặc tưới cho mọi loại cây trồng (500ml pha với 200-400 lít nước).
  • Sử dụng chế phẩm sinh học Nanochitosan Amin bón lá cho cây Lan Dendrobium Aridang Green & cây mồng tơi Tìm kiếm đối tác

    THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY LAN DENDROBIUM ARIDANG GREEN
    - Thời gian: Tháng 11/2018 - 8/2019
    - Địa điểm: Trang trại trồng hoa Lan của hộ nông dân - Ông Nguyễn Văn Trung, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn TP. Hồ Chí Minh
     
    THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU:

    Cây lan Dendrobium Aridang Green 5 tháng tuổi

    Cây lan Dendrobium Aridang Green 11 tháng tuổi

    Số giả hành/chậu

    Chiều dài giả hành (cm)

    Đường kính giả hành (cm)

    Số lá/chậu

    Biểu hiện về màu sắc hoa

    Số phát hoa/chậu; Chiều dài phát hoa (cm)

    Số nụ/phát hoa; Số nụ/chậu

    Số hoa hữu hiệu/phát hoa; Số hoa hữu hiệu/chậu; Tỷ lệ hoa hữu hiệu

    Đường kính hoa (cm)

    Tuổi thọ hoa (ngày)

     
    BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM:
    - Kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - RCBD), 3 lần nhắc.
    - Số cây/ô thí nghiệm: 10 cây/ô, tương đương 30 cây/công thức.
    -  Tổng số cây trong mỗi thí nghiệm: 10 cây x 3 lần nhắc x 5 công thức = 150 cây.
     
    KẾT QUẢ:
     
     
     
     
     
     
     
     
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    - Đối với sự sinh trưởng cây, phun Nanochitosan-Amin qua lá trên cây Lan Dendrobium Aridang Green 5 tháng tuổi có xu hướng làm tăng chiều dài giả hành, số lá/chậu; đối với cây Lan D. Aridang Green 11 tháng tuổi chủ yếu làm tăng chiều dài giả hành.
    - Đối với chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất hoa, phun Nanochitosan-Amin qua lá trên cây Lan D. Aridang Green 11 tháng tuổi làm tăng số phát hoa/chậu, số nụ và số hoa hữu hiệu/phát hoa dẫn đến năng suất hoa tăng.
    - Nanochitosan-Amin bón lá có tác dụng tốt lên chất lượng hoa bao gồm tăng chiều dài phát hoa, đường kính hoa và tuổi thọ hoa.
    - Giữa 4 mức nồng độ Nanochitosan-Amin, 3‰ và 5‰ cho hiệu quả nông học lên sự sinh trưởng cây và năng suất, chất lượng hoa cao hơn so với 1‰ và 7‰. Nồng độ 3‰ ảnh hưởng tốt lên sự sinh trưởng của cây Lan 5 tháng tuổi và 11 tháng tuổi; nồng độ 5‰ tác dụng tốt rõ lên năng suất và chất lượng hoa Lan của cả hai tuổi cây nêu trên.
    - Nồng độ sử dụng chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá có ảnh hưởng tốt đối với cây Lan D. Aridang Green giai đoạn kinh doanh trồng trong nhà lưới tại huyện Hóc Môn – Tp.HCM là 3‰ - 5‰. Sử dụng nồng độ 3‰ cho cây Lan D. Aridang Green giai đoạn sinh trưởng và nồng độ 5‰ từ giai đoạn phát triển hoa để đạt hiệu quả cao.
    - Thử nghiệm chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá với nồng độ 3‰ - 5‰ trên mô hình diện rộng để tính toán hiệu suất kinh tế nhằm khuyến cáo giúp người trồng Lan nâng cao thu nhập.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số loài hoa Lan Dendrobium phổ biến khác.
     
    THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY MỒNG TƠI 
    - Cây rau mòng tơi phát triển thân lá nhiều, lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao.
    - Với năng suất 30 tấn/ha cây lấy đi từ đất 100 kg N - 120 kg N, 100 kg P2O5, 75 kg K2O, cùng một lượng đáng kể Ca và Mg. Cần bón 15 - 20 tấn phân chuồng; 0,5 - 0,7 tấn vôi hoặc dolomite, bố sung vi lượng qua phân bón lá để cung cấp đầy đủ vi lượng cho cây rau mòng tơi sinh trưởng phát triển.
    - Cây mòng tơi cần nhiều N và P ở giai đoạn đầu, K cho giai đoạn sau khi cây trưởng thành.
    KẾT QUẢ:
     
     
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
    i) Nồng độ sử dụng chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá có ảnh hưởng tốt đối với cây Lan D. Aridang Green giai đoạn kinh doanh trồng trong nhà lưới tại huyện Hóc Môn – Tp.HCM là 3‰ - 5‰. Sử dụng nồng độ 3‰ cho cây Lan D. Aridang Green giai đoạn sinh trưởng và nồng độ 5‰ từ giai đoạn phát triển hoa để đạt hiệu quả cao.
    ii) Thử nghiệm chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá với nồng độ 3‰ - 5‰ trên mô hình diện rộng để tính toán hiệu suất kinh tế nhằm khuyến cáo giúp người trồng Lan nâng cao thu nhập.
    iii) Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Nanochitosan-Amin bón lá đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số loài hoa Lan Dendrobium phổ biến khác.
Scroll